Cách phân biệt giữa các thiết bị đầu vào, đầu ra và lưu trữ trong một

Dưới đây là danh sách Thiết bị ra đầy đủ nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Cùng FUNiX tìm hiểu về từng khái niệm và ví dụ cụ thể để biết được Cách phân biệt giữa các thiết bị đầu vào, đầu ra và lưu trữ trong một hệ thống máy tính.
>> Nên Học Ngành Gì Trong Công Nghệ Thông Tin: Khoa Học Máy Tính Hay Kỹ Thuật Phần Mềm?
>> Những người trẻ tìm thấy hướng đi ngành công nghệ thông tin nhờ FUNiX
Dữ liệu hoặc những tín hiệu mà hệ thống máy tính nhận được từ một nguồn bên ngoài được gọi là đầu vào. Và sự phản ứng lại các đầu vào này sẽ cho ra dữ liệu phản hồi và thông tin đã được xử lý, sau đó được truyền tiếp đến một mục đích nhất định được gọi là đầu ra. Thiết bị lưu trữ có khả năng lưu giữ thông tin tạm thời hoặc vĩnh viễn, giúp lưu trữ dữ liệu nhận vào cũng như dữ liệu phản hồi và sau khi xử lý.
1. Thiết bị đầu vào
Thiết bị đầu vào là thiết bị được sử dụng để cung cấp dữ liệu và tín hiệu điều khiển cho một hệ thống xử lý thông tin, ví dụ như máy tính.
Các thiết bị đầu ra như bàn phím, chuột máy tính, máy quét, micro, webcam.
- Bàn phím là một thiết bị đầu vào phổ biến nhất, được dùng để đánh ký tự vào máy tính. Giao diện giống như bàn phím của máy chữ nhưng nó còn có thêm các phím khác để thực hiện nhiều chức năng bổ sung. Có các phím như chữ cái, phím số, phím điều khiển như Home, Insert, Delete, Page Up, Page Down,… và các phím mục đích đặc biệt như Enter, Shift, Num Lock, Caps Lock, … hỗ trợ cho việc nhập lệnh bằng thiết bị này.
- Chuột máy tính hoạt động theo chuyển động của bàn tay. Người dùng có thể nhấp vào nút chuột trái và chuột phải để thực hiện tác vụ như mở và đóng ứng dụng, cuộn lên xuống một trang… Chuột chủ yếu điều khiển vị trí của con trỏ trên màn hình nhưng nó không thể sử dụng để nhập văn bản.
- Máy quét giúp lấy hình ảnh trên giấy và chuyển đổi chúng thành dạng kỹ thuật số để lưu trữ trên đĩa.
- Micrô là một thiết bị đầu vào được sử dụng để ghi âm thanh và lưu trữ chúng ở dạng kỹ thuật số.
- Webcam là thiết bị được dùng để ghi hình kỹ thuật số, chúng được kết nối với hệ thống máy tính và truyền trực tiếp hình ảnh ghi được đến một máy tính khác hoặc lên một website thông qua mạng Internet.

2. Thiết bị đầu ra
Các thiết bị đầu ra giúp chuyển dữ liệu của máy tính ra ngoài dưới dạng chữ, hình ảnh, âm thanh. Chúng cho phép người dùng xem được kết quả làm việc của máy tính.
Các thiết bị đầu ra như màn hình, máy in, loa.
- Màn hình là một thiết bị đầu ra phổ biến, còn được gọi là đơn vị hiển thị hình ảnh. Nó được dùng để hiển thị thông tin bằng chữ, hình ảnh từ máy tính.
- Máy in được dùng để chuyển dữ liệu từ máy tính ra giấy. Hiện nay có máy in màu và máy in đen trắng.
- Loa được dùng để bật dữ liệu âm thanh từ máy tính như nhạc, văn bản nói, có thể được lắp đặt sẵn bên trong hoặc được nối từ bên ngoài vào hệ thống máy tính.

3. Thiết bị lưu trữ
Thiết bị lưu trữ là linh kiện của máy tính cho phép chúng ta lưu trữ và truy cập dữ liệu, ứng dụng một cách dài hạn, không cần phải truy cập ngay. Hệ thống máy tính sẽ ghi thông tin và đọc thông tin từ hệ thống lưu trữ.
Có 2 loại thiết bị lưu trữ cho máy tính đó là:
- Thiết bị lưu trữ chính như RAM máy tính
- Thiết bị lưu trữ phụ như ổ cứng, đĩa cứng gắn ngoài, ổ đĩa flash USB, CD và DVD, thẻ nhớ. Chúng được sử dụng để lưu trữ thông tin bằng hình ảnh, văn bản, âm thanh, tài liệu.

4. Tóm tắt phân biệt giữa thiết bị đầu vào, đầu ra và lưu trữ trong một hệ thống máy tính
- Nhiệm vụ cơ bản của tất cả các thiết bị đầu vào là chuyển dữ liệu và thông tin dưới định dạng chữ và số, âm thanh hoặc video sang bộ xử lý dữ liệu, trong đơn vị hệ thống trung tâm, cụ thể là chúng ta đang nói về hệ thống máy tính. Các thiết bị đầu vào phổ biến nhất là bàn phím, chuột, máy quét, micro và webcam.
- Các thiết bị đầu ra giúp chuyển đổi dữ liệu đã được xử lý từ máy tính ra các dạng bên ngoài. Đây là những đơn vị được sử dụng để chuyển đổi thông tin từ đơn vị trung tâm thành một hình thức phù hợp với mục đích sử dụng của người dùng. Các thiết bị đầu ra như màn hình, máy in và loa.
- Thiết bị lưu trữ có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu trong khoảng thời gian dài, đó có thể là dữ liệu được nhận, hoặc dữ liệu sau khi đã xử lý hoặc bất kỳ thông tin gì từ máy tính. Chúng được dùng để nhận và gửi thông tin, nhưng chúng không phải là thiết bị đầu vào và đầu ra. Các thiết bị lưu trữ phổ biến của hệ thống máy tính như RAM, ổ cứng, USB, dịch vụ lưu trữ đám mây…
Các thiết bị đầu vào, đầu ra và lưu trữ được FUNiX giới thiệu ở trên là những bộ phận thuộc về phần cứng của hệ thống máy tính. Bên cạnh việc luyện tập và trang bị kiến thức về phần mềm, việc nắm rõ khái niệm và nguyên tắc hoạt động của phần cứng giúp người học hiểu rõ về thiết bị sẽ hỗ trợ mình trong công việc và học tập, từ đó sẽ có được những trải nghiệm tốt nhất.
Hy vọng bài viết của Funix.edu.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và biết cách phân biệt các thiết bị đầu vào, đầu ra và lưu trữ trong hệ thống máy tính.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
>>> Xem thêm bài viết:
Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?
5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX
Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn
FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT
5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
Phạm Thị Thanh Ngọc