Quần đảo là gì ? Quốc gia quần đảo là gì ? Vùng nước quần đảo được hiểu thế nào ?

Sau đây là tổng hợp các bài viết Quần đảo là gì hữu ích nhất được tổng hợp
Quy định về quần đảo, quốc gia quần đảo
- 1. Khái niệm quần đảo
- 1.1 Về địa lý của quần đảo
- 1.2 Về kinh tế của quần đảo
- 1.3 Về chính trị của quần đảo
- 2. Khái niệm quốc gia quần đảo
- 3. Khái niêm vùng nước quần đảo
Trả lời:
Khác với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia hay các vùng biển ngoài phạm vi quyền tài phán của quốc gia, nhóm các vùng biển đặc thù có chế độ pháp lý rất khác biệt. Chể độ pháp lý của các vùng biển đặc thù (vùng nước quần đảo, eo biển quốc tế) là sự đan xen, kết họp giữa các chế độ pháp lý khác nhau. Điều này xuất phát từ vị trí hoặc cấu trúc tự nhiên của vùng biển đó nhưng đồng thời cũng phản ánh xu thế chung trong sự phát triển của Luật biển quốc tế – sự dung hoà lợi ích giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển vào mục đích hoà bình.
1. Khái niệm quần đảo
Quần đảo, theo nghĩa địa lý, là một tập hợp nhiều đảo ở gần nhau trong một khu vực nhất định. Tuy nhiên, trong cả hai công ước, Công ước Giơnevơ 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp và Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa, đều không đề cập đến khái niệm quần đảo. Đến Công ước luật biển năm 198, khái niệm quần đảo mới chính thức được ghi nhận tại điểm b Điều 46, theo đó, quần đảo được hiểu là một tổng thể các đảo, bao gồm cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có mối liên quan gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức tạo thành một thể thống nhất về địa lý, chính trị, kinh tế hay được coi là như vậy về mặt lịch sử.
Dựa trên quy định của Điều 46 Công ước luật biển năm 1982, quần đảo không chỉ đơn giản là một tập họp nhiều đảo mà còn có sự gắn kết giữa các đảo trong tập hợp đó. Cụ thể, chỉ được coi là quần đảo nếu thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí sau:
+ Là một tập hợp các đảo: Quần đảo phải là tập hợp gồm một dãy, chuỗi hoặc một nhóm đảo. Công ước luật biển năm 1982không đưa ra yêu cầu về số lượng chính xảc các đảo họp thành quần đảo. Trong thực tiễn của các quốc gia, số lượng các đảo của một quần đảo phải nhiều hơn 2 đảo. Khái niệm quần đảo của Công ước luật biển năm 1982 được mở rộng hơn bởi việc thừa nhận thêm các bộ phận khác của quần đảo như các vùng nước tiếp liền giữa các đảo trong quần đảo và các thành phần tự nhiên khác có liên quan.
+ Các đảo trong quần đảo tạo thành một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi như thể về mặt lịch sử: Mặc dù không yêu cầu về số lượng các đảo họp thành quần đảo nhưng Công ước luật biển năm 1982 đòi hỏi các đảo trong quần đảo phải có tính tổng thể, được xác định bởi tính phụ thuộc giữa tất cả các bộ phận của đảo trên cả ba phương diện: Địa lý, kinh tế, chính trị hay được coi là như thế về mặt lịch sử. Nếu thiếu đi mối liên hệ này thì các đảo dù nằm gần nhau cũng không được gọi là quần đảo mà thường chỉ được coi là nhóm đảo. Tuy nhiên, Công ước luật biển năm 1982 chưa có quy định cụ thể về các căn cứ để xác định sự thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi là như thế về mặt lịch sử giữa các đảo của quần đảo. Dựa vào thực tiễn quan hệ quốc tế, đặc biệt là phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế (Phán quyết của ICJ trong vụ Ngư trường Anh – Nauy 1951), sự thống nhất đó được xác định dựa trên:
1.1 Về địa lý của quần đảo
Các đảo trong quần đảo phải có sự gần gũi về địa lý, cụ thể là khoảng cách giữa các đảo phải đủ gần để được xem là một tổng thể về mặt địa lý. Khoảng each này không chỉ tạo ra sự liên kết giữa các đảo mà còn giữa đảo với các vùng biển tiếp liền. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các đảo là bao nhiêu để tạo ra sự gắn kết về địa lý là vấn đề gây tranh luận giữa các quốc gia tại các hội nghị luật biển.
1.2 Về kinh tế của quần đảo
Phải có mối quan hệ về kinh tế giữa các đảo với những vùng biển xung quanh. Mối quan hệ này có thể được xác định dựa trên:
+ Sự phụ thuộc của người dân sống trên đảo vào nguồn tài nguyên của các vùng biển bao quanh: Tài nguyên này là cơ sở có ý nghĩa nguồn sống cho người dần, sự cạnh tranh trong việc khai thác tài nguyên có thể gây khó khăn cho sự sinh sổng tại đây;
+ Sự phụ thuộc đó phải được thiết lập đối với tất cả các đảo và các vùng biển bao quanh trong quần đảo;
+ Có bằng chứng về việc khai thác tài nguyên của quốc gia đối với các vùng biển bao quanh trong một thời gian.
1.3 Về chính trị của quần đảo
Sự gắn kết chính trị giữa các đảo trong quần đảo phải chặt chẽ. Các đảo trong quần đảo phải đặt dưới chủ quyền của một quốc gia độc lập sao cho ngoài các quan tâm về tính thống nhất giữa dân cư các đảo thì mối quan tâm chung về an ninh phải có sức thuyết phục. Đảm bảo an ninh cho một đảo phải được đặt trong sự đảm bảo an ninh của các đảo bên cạnh cũng như sự đảm bảo an ninh chung của cả quần đảo. Chính vì vậy, quốc gia phải duy trì sự kiểm soát cần thiết đổi với tất cả các đảo cũng như các vùng biển bao quanh. Sự kiểm soát này là nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ngăn ngừa và trừng trị các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia.
– Sự tồn tại của danh nghĩa lịch sử: Trong một số trường hợp, mặc dù không thể chứng minh được sự thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị giữa các đảo, tập hợp các đảo vẫn có thể được coi là quần đào nếu như có sự tồn tại của danh nghĩa lịch sử. Điều đó có nghĩa là việc quốc gia khai thác, sử dụng các đảo với tính chất là các bộ phận hợp thành quần đảo đã được tiến hành trong một thời gian dài mà không gặp phải sự phản đối của quốc gia khác.
Trong bốn yếu tố trên, sự gắn kết về địa lý và chính trị là các yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo tính tổng thể của các đảo trong quàn đảo. Sự tồn tại của danh nghĩa lịch sử chỉ là yếu tố có tính chất thay thế khi không thể chứng minh (hoặc chứng minh không đầy đủ) sự gắn kết về địa lý, chính trị và kinh tế giữa các đảo trong quần đảo. Tuy nhiên, việc xác định danh nghĩa lịch sử để chứng minh sự gắn kết giữa các đảo, trong rất nhiều trường hợp, không được sự chấp thuận của các quốc gia liên quan, đặc biệt khi quốc gia có quần đảo tham vọng mở rộng chủ quyền lãnh thổ của mình làm ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia khác trong khu vực cũng như lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trong việc sử dụng các đường hàng hải.
2. Khái niệm quốc gia quần đảo
Quốc gia quần đảo, theo điểm a Điều 46 Công ước luật biển năm 1982, là quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một sổ hòn đảo khác nữa. Thỏa mãn điều kiện về cấu trúc lãnh thổ theo quy định của Công ước luật biển năm 1982, hiện nay có 22 quốc gia tuyên bố là quốc gia quần đảo: Antigua and Barbuda, Bahamas, Cape Verde, Comoros, Cộng hòá Dominica, Fiji, Grenada, Indonesia, Jamaica, Kiribati, Maldives, Quần đảo Marshall, Mauritius, Papua New Guinea, Philipines, Saint Vincent and The Grenadines, Sao Tome and Principe, Seychelles, Quan dao Solomon, Trinidad and Tobago, Tuvalu và Vanuatu. Tat cả các quốc gia này đều là thành viên Công ước luật biển năm 1982.
3. Khái niêm vùng nước quần đảo
Cũng như khái niệm quần đảo, quốc gia quần đảo, khái niệm vùng nước quần đảo mới được Công ước luật biển năm 1982ghi nhận. Theo khoản 1 Điều 49 Công ước luật biển năm 1982, chủ quyền của quốc gia quần đảo mở rộng ra vùng nước ở phía trong đường cơ sở quần đảo, được gọi là vùng nước quần đảo. Như vậy, vùng nước quàn đảo chỉ gắn với các quốc gia quần đảo chứ không có mối quan hệ nào với các quốc gia nằm trên đất liền, kể cả quốc gia có các đảo và quần đảo.
Để xác định vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo phải xác định đường cơ sở quần đảo. Đường cơ sở quần đảo được quốc gia quần đảo đơn phương xác định theo phương pháp đường cơ sở thẳng bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi cạn lúc chìm lúc nổi của quần đảo. Theo Điều 47 Công ước luật biển năm 1982, quá trình hoạch định đường cơ sở quần đảo phải tuân thủ các điều kiện sau:
– Tuyến các đường cơ sở quần đảo phải bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỉ lệ giữa diện tích nước so với diện tích đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỉ số 1/1 và 9/1.
– Chiều dài mỗi đoạn đường cơ sở không được vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên, có thể cho phép tối đa 3% tổng số các đoạn đường cơ sở có chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý.
– Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đửờng bao quanh chung của quần đảo.
– Đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ khi tại đó có xây dựng các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.
– Đường cơ sở quần đảo không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời khỏi biển cả hay một vùng đặc quyền kinh tế.
– Đường cơ sở quàn đảo phải được ghi trên hải đồ có tỉ lệ thích hợp và được quốc gia quần đảo công bố theo đúng thủ tục.
Đường cơ sở quần đảo chỉ được coi là hợp pháp và có giá trị pháp lý quốc tế khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện đã nêu trên. Các điều kiện xác định đường cơ sở quần đảo trên đây cho thấy, trong khi các điều kiện cho việc xác định đường cơ sở thẳng của quốc gia lục địa chưa rõ ràng thì việc lượng hoá một số điều kiện xác định đường cơ sở quần đảo (tỉ lệ diện tích nước so với diện tích đất, chiều dài mỗi đoạn đường cơ sở) lại có tính chính xác tương đối cao, hạn chế sự mở rộng thái quá các vùng biển của quốc gia quần đảo và cân bằng giữa lợi ích của quốc gia quần đảo với lợi ích của cộng đồng quốc tế. Quy định lượng hoá này cũng tạo thuận lợi cho cơ chể kiểm tra, giám sát tính hợp pháp của hệ thống đường cơ sở của quốc gia quần đảo – một điểm khác biệt so với các quy định mang tính định tính của quốc gia lục địa.
Chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia quần đảo được tính từ đường cơ sở quần đảo (‘Điều 48 Công ước luật biển năm 1982). Riêng đối với nội thuỷ, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kýn ở phía trong vùng nước quần đảo theo đúng quy định của Công ước luật biển năm 1982 để hoạch định ranh giới nội thủy của mình (Điều 50 Công ước luật biển năm 1982).
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)